Thứ Ba, 15 tháng 9, 2015

Bệnh gai cột sống có phải do thừa canxi gây ra?

Bệnh gai cột sống là sự phát triển thêm của xương trên thân đốt sống, đĩa sụn hay dây chằng quanh khớp. Nguy cơ mắc bệnh này tăng theo độ tuổi và nam bị nhiều hơn nữ.

Nguyên nhân gây bệnh gai cột sống

Viêm khớp cột sống mạn tính:Quá trình viêm ảnh hưởng đến phần sụn đốt sống, lâu ngày phần sụn này bị hao mòn dần, khiến bề mặt trơn láng của nó trở nên thô ráp, xù xì và cuối cùng hai bề mặt xương tiếp xúc, cọ sát lên nhau. Đến lúc này, cơ thể sẽ có một quá trình tự điều chỉnh để khắc phục hiện tượng trên, nhưng kết quả của quá trình chỉnh sửa lại là sự hình thành gai xương.

Bệnh gai cột sống có phải do thừa canxi gây ra?


Sự lắng đọng canxi ở các dây chằng, gân tiếp xúc với đốt sống:

Trường hợp này thường gặp trong thoái hóa cột sống ở người lớn tuổi; đó là sự lắng đọng canxi dưới dạng calcipyrophosphat.

Chấn thương

Chấn thương làm hư hại xương hoặc khớp ở cột sống, và phản ứng của cơ thể để sửa chữa nơi bị tổn thương sẽ dẫn đến sự hình thành gai cột sống. Trong trường hợp này, gai cũng có thể hình thành từ sự lắng đọng canxi ở dây chằng đã dày lên do phản ứng viêm.

Việc điều trị bệnh gai cột sống thường nghiêng về bảo tồn. Những thuốc thường dùng là nhóm giảm đau kháng viêm không steroid, nhóm giãn cơ. Đôi khi người ta dùng một số dụng cụ nâng đỡ như nẹp cổ... để giảm bớt gánh nặng lên các đốt sống bị bệnh.

Các phương pháp điều trị hỗ trợ gồm châm cứu, vật lý trị liệu (giúp giảm đau và tăng vận động ở một số cơ khớp bị ảnh hưởng), tập thể dục đều đặn. Cần tránh những môn nặng bắt cột sống phải chịu một trọng lượng lớn như đẩy tạ, nhảy cao... Nên tập các môn thể thao dưới nước như bơi lội, aerobic để giúp giảm sức nặng của cơ thể.

Bệnh gai cột sống có phải do thừa canxi gây ra?

Yoga cũng là một phương pháp giúp giảm trọng lượng cơ thể lên phần đốt sống bệnh, đồng thời làm thư giãn vùng cơ bị ảnh hưởng.

Bệnh nhân phải đảm bảo trọng lượng cơ thể vừa phải, tránh tăng trọng quá mức.

Phẫu thuật được thầy thuốc chỉ định khi có sự chèn ép vào tủy, làm hẹp ống tủy hoặc các rễ thần kinh ở cột sống. Tuy nhiên, không phải cứ lấy gai đi là bệnh sẽ hết vĩnh viễn vì gai xương có thể mọc lại ở cùng vị trí cũ.

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng


Nhiều người cho rằng, khi bị gai cột sống thì không nên ăn thức thực phẩm giàu canxi. Quan niệm này là sai lầm vì 90% canxi khi ăn vào đều được thải ra đường phân, chỉ có 10% là được hấp thụ. Ngoài ra, lượng canxi trong máu được kiểm soát rất chặt chẽ, không để tăng lên quá mức hoặc giảm quá mức. Điều này cho thấy, ăn nhiều canxi không ảnh hưởng, không làm gai mọc nhiều hơn.

Canxi là một nguyên tố chính yếu cấu thành xương, mỗi ngày cơ thể cần khoảng 1.200mg canxi. Thức ăn chứa nhiều kali như sữa, các sản phẩm từ sữa, rau xanh, tôm, cua, cá các loại nhỏ để nguyên ăn cả xương là nguồn thực phẩm giàu canxi và dễ hấp thu nhất.

Lối sống cũng góp phần quan trọng để phòng ngừa gai cột sống. Vì vậy, nên thường xuyên vận động để tăng hấp thu canxi, tập cho xương chắc khỏe. Cần đi ra ngoài trời để tăng tạo vitamin D do da tiếp xúc với ánh nắng sẽ giúp tổng hợp vitamin D. Đây là vitamin giúp hấp thu và chuyển hóa canxi trong cơ thể.

Những biểu hiện của bệnh gai cột sống

Gai cột sống thường chỉ có chiều dài vài milimet. Phần lớn gai cột sống xuất hiện ở mặt trước và bên, hiếm khi mọc ở phía sau, do đó ít chèn ép vào tủy và rễ thần kinh.

Triệu chứng thường gặp khiến bệnh nhân phải đi khám là đau thắt lưng, đau vai hoặc cổ, lan xuống cánh tay, tê tay..., đôi khi làm giới hạn vận động ở cổ, vai, thắt lưng. Phần lớn gai cột sống gây đau do tiếp xúc với dây thần kinh hoặc các xương đốt sống khi cử động.

Thứ Năm, 4 tháng 6, 2015

Một số món ăn giúp làm giảm bệnh đau lưng

Bệnh đau lưng hiện đang là một trong những vấn đề khả phổ biến hiện nay. Có nhiều bệnh nhân đã thử rất nhiều loại thuốc, nhiều phương pháp khác nhau nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm. Tuy nhiên bên cạnh điều trị thuốc, luyện tập và dinh dưỡng hợp lý cũng rất quan trọng giúp giảm đau lưng rất hiệu quả.
Một số món ăn giúp làm giảm bệnh đau lưng

Món ăn giúp giảm bệnh đau lưng

Trái nhàu được dân gian sử dụng như một thỏa dược giúp trị đau lưng, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm khá phổ biến. Người ta dùng trái nhàu chín chấm muối ăn mỗi ngày, hoặc ép lấy nước uống. Vừa đơn giản mà mang lại hiệu quả cao cho người sử dụng



Nhắc đến một loại rượu không thể bỏ qua rượu ngâm dâu tằm: dâu tằm ngâm rượu có công dụng chữa chứng đau mỏi lưng, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm rất hay và giảm đau rất tốt. Người ta chọn rượu trắng loại ngon, ngâm dâu cùng vị thuốc ngũ gia bì và đỗ trọng. Mỗi ngày uống một chén nhỏ, hâm cho rượu âm ấm thì hiệu quả giảm đau cao hơn. Thật đơn giản và hiệu quả cao

Cây cỏ xước: Dùng 50 g nấu với 2 chén nước để uống trong ngày, giúp giảm đau lưng, giảm thoái hóa.

Một món chè không thể thiếu trong ngày hè nóng bức là chè đậu đen: Lấy 50 g đậu đen nấu với 30 g đỗ trọng và 200-300 g xương sống heo (hoặc đuôi heo) để dùng. Vừa giải nhiệt trong ngày hè và vừa giảm đau lưng.

Bên cạnh đó, để tránh đau mỏi lưng, bạn cần năng tập thể dục, tránh ngồi quá lâu, ngồi sai tư thế...

Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2015

Tại sao lại bị đau lưng sau sinh

Có khoảng 50% chị em bị đau lưng sau sinh. Nguyên nhân của hiện tượng này được cho là do trong thời gian bầu bí, tử cung của chị em mở rộng, làm suy yếu cơ bụng và làm thay đổi tư thế. Khi đó cột sống sẽ bị kéo về phía trước khiến lưng bị căng và cong hơn. Ngoài ra, sự tăng cân quá nhiều khi mang thai cũng khiến cho cơ bắp cũng như các khớp căng thẳng, chịu nhiều áp lực. Sự thay đổi nội tiết tố trong thời gian bầu bí cũng là tác nhân gây ra chứng đau lưng.

Một nguyên nhân nữa gây bệnh đau lưng được các nhà khoa học chỉ ra là do chị em cho con bú sai tư thế. Việc người mẹ thường tìm cách để bé bú thoải mái đã vô tình khiến cơ thể mình phải gập người, gồng người lên hết cỡ để nhìn con làm căng cơ cổ và lưng. Nguyên nhân này là khá phổ biến với hầu hết mẹ mới sinh con trong 1-2 tháng đầu.

Làm gì khi bị đau lưng sau sinh

Tại sao lại bị đau lưng sau sinh


Tư thế cho con bú

Việc đầu tiên các mẹ có thể làm để giải quyết trước mắt vấn đề đau lưng sau sinh là chọn đúng tư thế khi cho con ‘tu ti’. Khi bế bé, các mẹ nhớ để bé nằm sát người mình để tránh tạo áp lực cho lưng phải cúi xuống. Bạn cũng đừng xoay vặn cơ thể sẽ càng làm cho lưng đau hơn.

Khi cho bé bú thì mẹ nên ngồi thẳng lưng, kể cả khi cho bé bú bình hay làm vệ sinh. Khi ngồi nên đặt chân trên một chiếc ghế nhỏ. Ngồi trên những chiếc ghế mềm mại thoải mái có tay vịn và lót một chiếc gối sau lưng. Mẹ cũng nên linh hoạt cho bé bú ở nhiều tư thế khác nhau. Nếu có thể, hãy nằm cho bé bú để được thoải mái nhất cho cả mẹ và con.

Tập thể dục

Sinh nở xong, bạn bận túi bụi với sữa, bỉm thì làm gì có thời gian tập thể dục? Nhưng bạn có biết rằng như thế là bạn hại chính mình không? Mỗi ngày, hãy dành ra nửa tiếng để tập thể dục giúp hồi phục sức khỏe bạn nhé. Ban đầu, các mẹ hãy chọn những môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, bơi lội. Mức độ tập sẽ tăng dần khi sức khỏe các mẹ được hồi phục hẳn.

Không nâng vật nặng

Trong 8 tuần đầu sau sinh, các mẹ cần đặc biệt chú ý không nâng đỡ vật nặng. Ngay cả việc bế con cũng cần hạn chế và nên nhờ sự giúp đỡ của người thân nhé.

Chườm nóng

Dùng khăn ấm hoặc quấn khăn vào chai nước nóng rồi chườm nhẹ lên vùng lưng bị đau. Mỗi ngày làm đều đặn như thế khoảng 20-30 phút cũng giúp chị em giảm chứng đau lưng hiệu quả. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng phương pháp massage, dùng hai tay vuốt nhẹ từ hông dọc theo sống lưng đến phần cuối lưng cũng là cách được nhiều mẹ thực hiện.

Bài tập đẩy lùi đau lưng sau khi sinh

Động tác: Giãn lưng

Động tác giúp đẩy lùi cảm giác mỏi khi phải bế em bé suốt ngày.

Bài tập đẩy lùi đau lưng sau khi sinh


Nằm sấp, hai chân duỗi thẳng, tay gần vai, lòng bàn tay úp xuống sàn, khuỷu tay cong. Duỗi thẳng hai cánh tay nâng thân trước lên trong khi hông vẫn ép sát sàn. Đưa cằm hướng lên trần nhà. Giữ tư thế này trong 5 giây. Làm lại động tác 30 lần.

Động tác: Dựa tường

Củng cố sức khỏe vùng cơ đùi tham gia vào quá trình nâng bế bé.

Bài tập đẩy lùi đau lưng sau khi sinh
 

Đứng tựa lưng vào tường, chân dang rộng bằng hông, hai chân trước mặt. Ép bụng, từ từ hạ người xuống sao cho đầu gối cong một góc 45 độ. Giữ 5 - 10 giây, sau đó từ từ nâng người lên vị trí ban đầu. Thực hiện động tác 30 lần.

Động tác: Đẩy tường

Phát huy tác dụng tốt với cánh tay và vùng lưng trên, nhóm cơ bạn cần tới khi nâng và bế em bé.

Bài tập đẩy lùi đau lưng sau khi sinh
 

Đứng cách tường vài bước chân, tay ngang vai, khoảng cách hai tay rộng bằng vai, lòng bàn tay chống tường. Giữ lưng và chân thẳng, từ từ cong khuỷu tay, hạ người vào phía tường

Bài tập đẩy lùi đau lưng sau khi sinh


Sau khi giữ ở vị trí thấp vài giây, đẩy người về trạng thái  cũ. Thực hiện động tác 30 lần.

Động tác: Tập xương chậu

Ổn định khối cơ vùng xương chậu

Bài tập đẩy lùi đau lưng sau khi sinh
 

Nằm ngửa, cong gối, lòng bàn chân áp sàn. Ép chặt cơ bụng, nâng cao vùng xương chậu, lưng giữ chạm sàn. Giữ vài giây rồi thả lỏng. Cố gắng tập 30 lần, chia 3 đợt.

Phòng tránh đau lưng sau sinh


  • Bắt đầu tập thể dục ngay khi có thể sau sinh
  • Cố gắng lấy lại cân nặng trước khi mang thai trong vòng 6 tuần sau sinh
  • Khi bồng em bé đừng xoay vặn cơ thể bạn, giữ bé gần với bạn, gập đầu gối lại, ngồi xổm xuống và nâng bé với trọng lực dồn vào đôi chân
  • Dùng dây đai địu em bé, không nên bồng nách trẻ
  • Khi cho trẻ bú, nên ngồi ghế dựa lưng, ôm trẻ đến sát ngực thay vì cúi người về phía trẻ.

Bệnh đau lưng dưới

Đau lưng dưới được chia làm 2 vị trí là đau lưng dưới bên trái và bên phải. Trong bài viết này chúng tôi muốn cung cấp cho bạn đọc vài thông tin về bệnh đau lưng dưới.

Nguyên nhân phổ biến gây đau lưng dưới


  • Chấn thương cơ học do tư thế người không đúng, béo phì, không tập thể dục, hút thuốc và vận động cơ thể không đúng.
  • Thoát vị đĩa đệm có thể gây kích thích các dây thần kinh và gây đau thần kinh tọa, một điều kiện đau đi dọc xuống mông và chân.
  • Bệnh thoái hóa cột sống.

Những nguyên nhân ít gặp bao gồm u cột sống, nhiễm trùng và gãy xương.

Bệnh đau lưng dưới

Triệu chứng đau lưng dưới

Đau thắt lưng là biểu hiện lâm sàng thường gặp nhất, là nguyên nhân đứng hàng thứ hai sau cảm cúm, làm mất ngày công lao động. Mặc dù hội chứng đau thắt lưng là các biểu hiện đau có nguồn gốc từ cột sống, nhưng còn nhiều nguyên nhân khác cũng gây đau thắt lưng, ở phụ nữ mang thai những tháng cuối cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh đau lưng, ngoài ra những căng thẳng về tâm lý cũng gây đau thắt lưng.

- Tùy thuộc vào nguyên nhân, đau lưng dưới có thể gây ra một loạt các triệu chứng khác nhau. Các cơn đau có thể âm ỉ hoặc mạnh mẽ, xảy ra tại 1 điểm hoặc lan ra toàn bộ vùng lưng. Ngoài ra, bạn cũng có thể bị đau cứng các cơ bắp.

- Đau lưng dưới cũng có thể gây ra triệu chứng ở chân, chẳng hạn như đau, tê, hoặc ngứa râm ran. Các triệu chứng này có thể lan ra cả phía dưới đầu gối.

- Một trường hợp khá hiếm nhưng cực kì nghiêm trọng gọi là Hội chứng chùm đuôi ngựa Cauda Equina có thể xảy ra nếu các dây thần kinh cột sống bị chèn ép. Nếu bạn cảm thấy đau hoặc tê trong cả hai chân hoặc mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột, bạn nên lập tức đến các cơ sở y tế để thăm khám kịp thời.

- Hầu hết các triệu chứng đau lưng dưới là cấp tính và sẽ giảm trong một vài tuần. Tuy nhiên, bệnh này có thể trở thành mãn tính nếu bạn thường xuyên trong trạng thái căng thẳng, áp lực hoặc chán nản.

Hiểu biết cơ bản về bệnh là cách thông minh cho việc chọn lựa phương pháp chữa bệnh hữu hiệu, hãy tìm hiểu nhũng thông tin cơ bản để giúp cho quá trình điều trị bạn nhé.

Bệnh đau lưng dưới

Phòng chống bệnh đau lưng dưới như thế nào

Đau lưng dưới có thể được ngăn chặn thông qua việc thay đổi lối sống:

  • Luôn luôn duy trì tư thế ngồi, đứng, nằm khoa học
  • Duy trì mức cân nặng khỏe mạnh.
  • Sử dụng đúng kỹ thuật vận động cơ học cơ thể
  • Thay đổi không gian nơi làm việc để giảm sức ép lên lưng.
  • Tập thể dục thường xuyên. Tập thể dục đúng cách có thể giúp củng cố và tăng tính linh hoạt của cơ lưng và giúp tăng độ đặc của xương. Bơi lội, đi bộ và đi xe đạp nhanh là những ví dụ các bài tập tốt cho người bị đau lưng.
  • Bỏ thuốc lá.
  • Tránh giữ cùng vị trí trong một thời gian dài.
  • Nên ngủ trên đệm cứng.

Phương pháp điều trị


  • Nghỉ ngơi điều độ: Bạn có thể cần phải hạn chế hoạt động của mình hoặc nghỉ ngơi trên giường trong 1-2 ngày đầu và khôi phục lại mức độ hoạt động của bạn dần dần.
  • Thuốc: Các bác sĩ có thể kê một số thuốc giảm đau và giãn cơ để giúp làm giảm cơn đau.
  • Vật lý trị liệu: Thực hiện các bài tập tăng cường sức mạnh và tính linh hoạt ít nhất hai lần một ngày, tập trung vào các cơ bắp ở lưng, bụng và hông. Liệu pháp nóng hoặc lạnh được sử dụng để thư giãn các cơ. Đó là phương pháp giảm đau ngắn hạn.
  • Xử lý bằng phẫu thuật

Nguyên nhân gây đau lưng trên

Đau lưng trên trong vài năm trở lại đây trở nên khá phổ biến đặc biệt là đối với giới dân văn phòng, bàn giấy, nguyên nhân có thể do căng cơ, vận động, tư thế ngồi không đúng hoặc xuất hiện sau một chấn thương,sau tai nạn bất ngờ. Đau lưng trên thường xảy ra cùng với đau vai hoặc đau cổ hoặc cả hai.

Đau lưng trên do nguyên nhân nào gây ra

Dưới đây là một số nguyên nhân gây đau lưng trên

Đau cơ dẫn đến đau lưng trên

Các cơ rất dễ bị kích thích, có thế trở nên đau và khó khăn khi cử động. Thông thường các trường hợp đau cơ gây bệnh đau lưng do hai nguyên nhân chính gây ra: do sức bền của cơ bị mất hoặc là do những tổn thương quá mức, trong thời gian dài gây ra. Căng cơ, chấn thương trong khi chơi thể thao, tai nạn hay các tổn thương khác đều có thể làm cho cơ bị kích thích quá mức và từ đó sẽ gây ra đau đớn. Với đau lưng trên loại này, các phương thức điều trị bằng vật lý trị liệu sau sẽ đem lại hiệu quả nhất: 

đau lưng trên

  • Vật lý trị liệu
  • Các bài tập luyện
  • Chiropractic
  • Massage
Lưng trên thường liên quan đến những cơ lớn ở vùng vai nên hầu hết những liệu pháp phục hồi chức năng phần lớn đều là những bài tập về co duỗi và làm khoẻ cơ.

Kỹ thuật chiropractic là kỹ thuật lý tưởng cho việc điều trị đau lưng trên vì giải quyết được cả cơ và xương cũng như dây chằng.

Nếu bạn cảm thấy rất đau ở một khu vực cụ thể nào đó thì nguyên nhân của đau lưng trên có thể là do các điểm nhói đau cục bộ tự phát. Chúng thường nằm ở các cơ và có thể được chữa trị bởi một hoặc cả hai cách sau:
  • Massage
  • Tiêm thuốc
Ngoài ra, tổn thương cơ cũng thường kèm theo triệu chứng viêm nên các thuốc chống viêm sẽ giúp tiêu viêm hiệu quả.

Đau lưng trên do mất chức năng khớp.

Mỗi xương sườn gắn với một đốt sống ngực bằng hai khớp nằm đối xứng hai bên cột sống. Khi những khớp này mất chức năng sẽ gây đau lưng trên.

Điều chỉnh bằng các phương pháp vật lý trị liệu kết hợp với thiết bị hiện đại. Nếu muốn hết đau lâu dài thì ở nhà cũng cần kết hợp các bài tập co duỗi cũng như làm khoẻ cho cột sống và hai vai đúng cách. Tập thể dục nhịp điệu cũng là một cách rất hiệu quả để giảm đau lưng trên một cách lâu dài.

Thuốc giảm đau trong trường hợp này cũng rất có ích. Các thuốc chống viêm hay được dùng nhất vì mất chức năng khớp rất hay xảy ra viêm kèm theo.

đau lưng trên


Các loại thuốc dùng để tiêm đối với đau lưng trên thường rất ít đạt được hiệu quả cao như khi tiến hành tiêm đối với những điểm đau cố định và bệnh nhân hết đau một thời gian ngắn sau đó lại bị lại.

Vì phần cột sống ngực rất ổn định và gần như bất động nên ở đây rất hiếm khi xảy ra các bệnh như thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống, thoái hoá đĩa đệm hay chứng trượt đốt sống. Chỉ có khoảng 1% những trường hợp thoát vị đĩa đệm là xảy ra ở đoạn cột sống ngực. Đa phần thoát vị đĩa đệm chỉ xuất hiện ở vùng thắt lưng – là nơi phải vận động thường xuyên.

Vì vậy, đê chẩn đoán chính xác các bệnh hay tổn thương đĩa đệm vùng ngực cần phải kết hợp kiểm tra chẩn đoán với những triệu chứng xuất hiện trên cơ thể.

Thêm vào đó, sự va đập nghiêm trọng hay chấn thương cột sống cũng có thể làm gãy xương sống ngực. Nếu điều này xảy ra thì ngay lập tức phải đưa đến bác sĩ, đồng thời tiến hành chụp X- quang để kiểm tra chẩn đoán xác định nhanh nhất tổn thương và đưa ra phác đồ điều trị hợp lý.

Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2015

Bị đau lưng là bệnh gì

Hầu như tất cả mọi người đều bị đau lưng tại một thời điểm nào đó trong đời. Theo tổ chức Y Tế Thế Giới, đau lưng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tàn tật và là một nguyên nhân chính gây nghỉ việc. Vậy bệnh đau lưng là gì và nó là dấu hiệu của những căn bệnh nào.

Bị đau lưng là dấu hiệu của bệnh gì

Bị đau lưng có thể là hiện tượng sinh lý, xuất hiện sau một ngày làm việc mệt nhọc hoặc gò bó, đơn điệu về tư thế với cảm giác ê ẩm ở lưng và toàn thân. Tuy nhiên, nó cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh đáng lo ngại.

Khi bệnh nhân bị đau lưng đau ê ẩm, đau lan xuống chân thì là do đau thần kinh tọa hoặc đau cột sống. Nếu đau vùng lưng sát gần xương chậu, đau nhói khi đứng dậy hay khiêng vác đồ nặng, cơn đau nhiều khi lan xuống mông hoặc chân bên thì đó cũng là biểu hiện cuả bệnh thần kinh tọa.

Bị đau lưng là bệnh gì

Nếu có vấn đề ở rễ thần kinh, cơn đau lưng thường tăng lên sau khi đi xe đạp hoặc xe máy trên một đoạn đường dài và xóc. Còn nếu đau vùng hông lưng, sát gần xương sườn, đôi khi kèm theo sốt, nghĩa là thận có vấn đề. Nên nghĩ đến chứng sỏi thận, sỏi niệu quản nếu có cơn đau dữ dội từ sau lưng chạy xuống cơ quan sinh dục.

Để hiểu rõ nguyên nhân của bệnh đau lưng, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra, khám nghiệm thận và cột sống. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số xét nghiệm khác như siêu âm, chụp X-quang, thử nước tiểu...

Các dấu hiệu cảnh báo của đau lưng

Bị đau lưng có thể diễn ra một cách tiến triển, nghĩa là nó sẽ nặng lên theo thời gian. Điều này có nghĩa là phải nhận biết được khi nào bị đau lưng nặng để cần đến chăm sóc y tế. Nếu bạn có bất cứ triệu chứng báo hiệu nào sau đây, thì cần phải đến bác sĩ hoặc chuyên gia:

Bị đau lưng là bệnh gì


  • Các triệu chứng không cải thiện: nếu cơn đau lưng không giảm sau 72 giờ tự điều trị – ngay cả khi đã dùng thuốc giảm đau, nghỉ ngơi, và các biện pháp tập thể dục thích hợp – thì phải đến bác sĩ.
  • Đau thần kinh tọa: đau thầy kinh tọa có biểu hiện là cơn đau lưng xuất phát từ cột sống và lan xuống đùi. Nguyên nhân thường gặp nhất đó là thoát vị đĩa đệm gây chèn ép vào dây thần kinh tọa – là một trong những sợi thần kinh chính của cột sống.
  • Có thêm các triệu chứng kèm với đau: những triệu chứng kèm theo bao gồm sốt, đau tăng lên khi ho, hoặc đau kèm theo mất khả năng kiểm soát tiểu tiện là những triệu chứng cảnh báo của việc phải đi đến các cơ sở chăm sóc y tế.1

Một số các bệnh lý nặng khác cũng có thể bị đau lưng cấp hoặc mãn tính. Những bệnh lý này bao gồm loãng xương, là tình trạng xương trở nên yếu và dễ vỡ; những dị dạng ở xương, làm cột sống bị cong, tạo thêm các áp lực lên vùng lưng; và bệnh lý viêm cột sống – do nhiễm khuẩn hoặc viêm các khớp ở vùng cột sống gây ra đau lưng và cứng khớp mãn tính. Nếu có bất cứ bệnh lý nào trên đây thì cần phải được điều trị tại các cơ sở ý tế để tránh những thương tổn  khác có thể xảy ra.

Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2015

Đau cột sống thắt lưng do những nguyên nhân nào gây ra

Những điều cần biết về bệnh đau cột sống thắt lưng

Bệnh đau cột sống thắt lưng gây ra rất nhiều khó chịu cho người bệnh, vậy nguyên nhân nào gây ra căn bệnh đau cột sống thắt lưng và cách chữa trị hiệu quả sẽ được chúng tôi chia sẻ trong bài viết này.

Đau cột sống thắt lưng do căng cơ, bong gân

Căng cơ và bong gân chính là nguyên nhân phổ biến nhất của chứng đau cột sống lưng là do tổn thương của cơ lưng hay dây chằng. Cả hai chứng bệnh này có thể xẩy ra vì nhiểu lý do như nhấc vật nặng lên không đúng cách, tập tạ quá sức và tư thế vận động sai lệch.

Bệnh đau cột sống lưng do mắc các bệnh viêm xương khớp

Bệnh viêm khớp, thoái hóa cột sống thắt lưng, bệnh gai cột sống, thoát vị của các đĩa liên hợp sẽ làm mất chất đệm giữa các đốt sống làm cho các đốt sống này dồn ép bào nhau khiến toàn phần lưng, cột sống bị đơ cứng, đau nhức.

Đau cột sống thắt lưng do những nguyên nhân nào gây ra

Đau cột sống do thoát vị đĩa đệm

Khi ta hoạt động quá sức, hay do tuổi già sẽ làm cho các đĩa đệm bị bào mòn, thoát khỏi vị trí gây trấn thương ảnh hưởng đến cột sống. Dây thần kinh tọa chạy từ dây cột sống xuống  tới chân là dễ bị ảnh hưởng nhất. Khi dây thần kinh này bị đè  nén hay viêm sưng  thì  sẽ làm đau gắt và nhói dấu hiệu của bệnh đau lưng dưới, mông và chân.

Bệnh loãng xương

Khi tuổi cao lượng calcium trong xương giảm và  mật độ xương giảm theo làm cho xương trở nên sốp và dòn hơn. Đó là bệnh loãng xương. nếu bạn bị loãng xương thì khi hoạt động hàng ngày cũng có thể làm xương của bạn dễ bị vỡ, gãy..làm đau cột sống thắt lưng

Cách điều trị đau cột sống lưng

Triệu chứng chính của bệnh đau cột sống thắt lưng là đau nhói và/hoặc đau mãn tính, suy nhược, hạn chế vận động và mất cảm giác. Nếu thoái hoá cột sống dẫn tới đè, nén hoặc chấn thương tuỷ sống thì tình trạng suy nhược và hạn chế vận động sẽ nghiêm trọng hơn đáng kể. Chức năng của bàng quang, đường ruột và tình dục cũng bị giảm đi đáng kể. Do đó điều trị dứt điểm căn bệnh này là điều vô cùng cần thiết.

Đau cột sống thắt lưng do những nguyên nhân nào gây ra


  • Hạn chế việc ngồi liên tục trong một thời gian dài bằng cách đứng lên đi lại mỗi 30 phút
  • Người bệnh nằm nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh lao động nặng
  • Ngồi hay làm việc cần giữ tư thế thẳng lưng để tránh đè nặng lên cột sống thắt lưng
  • Có thể áp dụng một số thủ thuật hỗ trợ: phục hồi chức năng, vận động trị liệu..
  • Khám ngay bác sĩ chuyên khoa cột sống/khoa khớp để được hướng dẫn điều trị một cách đúng đắn.
  • Phải sử dụng thuốc một cách thận trọng dưới sự giám sát của bác sĩ

Điều trị đau cột sống thắt lưng không phải quá khó, do đó ngay từ bây giờ và ngay lúc này các bạn nên chú ý quan tâm hơn đến xương khớp của mình để có cách phòng tránh và chữa trị kịp thời nhất.

 
biz.